bar
Trang chủ Hỏi đáp Thẩm mỹ Mũi Top loại sụn nâng mũi​ phổ biến và tốt nhất
Chuyên mục

Top loại sụn nâng mũi​ phổ biến và tốt nhất

Hưng Nè
Hưng Nè
Thẩm mỹ Mũi
Đã hỏi: 20/11/2024

hiện nay có những loại sụn nâng mũi nào, đặc điểm từng loại là gì? Mình đang phân vân giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo, không biết loại nào tốt hơn

Chào Hưng,

Dưới đây là top các loại sụn nhân tạo nâng mũi tốt và phổ biến hiện nay:

1. Sụn Surgiform

Sụn Surgiform là dòng sụn sinh học cao cấp, chế tạo 100% từ ePTFE, chất liệu y tế an toàn đã được FDA chứng nhận và sử dụng trong tạo mạch máu nhân tạo. Với hàng triệu lỗ siêu nhỏ trên bề mặt, sụn Surgiform mang lại độ mềm dẻo tối ưu, dễ dàng tạo hình và tích hợp tốt với cơ thể, giúp bạn an tâm lựa chọn.

Sụn Surgiform đã được FDA

Sụn Surgiform cao cấp, sử dụng phổ biến trong dịch vụ nâng mũi

Dưới đây là bảng ưu và nhược điểm của sụn Surgiform

Ưu điểm sụn Surgiform Nhược điểm sụn Surgiform
Cấu trúc lỗ xốp giúp sụn Surgiform dễ dàng tích hợp với mô mũi, giảm thiểu nguy cơ đào thải. Sụn Surgiform là vật liệu cao cấp nên chi phí phẫu thuật thường cao hơn so với các loại sụn khác.
Sụn Surgiform có thể tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên, không cứng nhắc như sụn silicon.
So với các loại sụn khác, sụn Surgiform ít gây ra các biến chứng như bóng đỏ, lộ sống, lệch mũi.
Sụn Surgiform được làm từ vật liệu sinh học, tương thích tốt với cơ thể, ít gây kích ứng.

2. Sụn Nanoform

Sụn Nanoform là chất liệu sụn sinh học mô phỏng tương tự sụn tự thân, xuất sứ từ Mỹ, được làm từ 100% ePTFE. Bề mặt của sụn Nanoform có các hạt nano siêu nhỏ giúp mạch máu dễ len lỏi vào sụn và giúp sụn có độ bám dính tốt.

Sụn mũi Nanoform thiết kế đặc biệt

Sụn Nanoform xuất sứ từ Mỹ

Dưới đây là bảng ưu và nhược điểm của sụn Nanoform

Ưu điểm sụn Nanoform Nhược điểm sụn Nanoform
Sụn Nanoform được làm từ chất liệu ePTFE có cấu trúc lỗ xốp giống sụn tự nhiên, giúp tích hợp hoàn hảo với mô mũi, giảm thiểu nguy cơ đào thải. Do là vật liệu cao cấp và công nghệ sản xuất tiên tiến, sụn Nanoform thường có giá thành cao hơn so với các loại sụn khác.
Sụn Nanoform có độ mềm dẻo cao, giúp tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên, không cứng nhắc. Ca phẫu thuật nâng mũi bằng sụn Nanoform đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
Sụn Nanoform có độ bền vững tốt, ít bị biến dạng theo thời gian, chịu được lực va đập mạnh.
Sụn Nanoform có tỷ lệ gây biến chứng thấp như bóng đỏ, lộ sống, lệch mũi so với các loại sụn khác.

3. Sụn silicon Hàn Quốc

Sụn silicone là vật liệu nâng mũi đã có từ rất lâu trong ngành thẩm mỹ, qua nhiều lần cải tiến, chất lượng sụn đã đạt đến độ hoàn thiện vượt bậc. Sụn silicone có thể tồn tại trong cơ thể từ 3-10 năm, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà không gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Sụn silicon Hàn Quốc

Sụn silicon Hàn Quốc có thể tồn tại 3 đến 10 năm

Dưới đây là bảng ưu và nhược điểm của sụn silicon

Ưu điểm sụn silicon Hàn Quốc Nhược điểm sụn silicon
Sụn silicone thường có giá thành phải chăng hơn so với các loại sụn khác như sụn tự thân, sụn Surgiform hay Nanoform. Sụn silicone có độ bền kém hơn các loại sụn khác, dễ bị biến dạng, co rút theo thời gian, đặc biệt là ở đầu mũi.
Quá trình phẫu thuật nâng mũi bằng sụn silicone thường ít xâm lấn hơn so với các phương pháp sử dụng sụn tự thân. Nếu kỹ thuật phẫu thuật không đảm bảo, sụn silicone có thể bị lộ sống, gây mất thẩm mỹ.
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi bằng sụn silicone thường nhanh hơn so với các loại sụn khác. Sụn silicone có thể gây bóng đỏ ở đầu mũi do áp lực của sụn lên da.

4. Sụn Gore-Tex

Sụn Gore-Tex là chất liệu xốp và mềm hơn silicone, làm từ nhựa ePTFE (polytetrafluoroethylene) nhân tạo. Với cấu trúc siêu nhỏ chứa hàng ngàn lỗ li ti, loại sụn này mang lại sự mềm mại, dễ dàng tạo hình dáng mũi, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ tự nhiên và bền vững.

Sụn Gore-Tex được sử dụng khá phổ biến

Sụn Gore-Tex được sử dụng khá phổ biến

Dưới đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm của sụn Gore-Tex

Ưu điểm sụn Gore-Tex Nhược điểm sụn Gore-Tex
Sụn Gore-Tex có cấu trúc lỗ xốp giống sụn tự nhiên, giúp tích hợp hoàn hảo với mô mũi, giảm thiểu nguy chịu đào thải. Do là vật liệu cao cấp và công nghệ sản xuất tiên tiến, sụn Gore-Tex thường có giá thành cao hơn so với các loại sụn khác.
Sụn Gore-Tex có tỷ lệ gây biến chứng thấp như bóng đỏ, lộ sống, lệch mũi Trong một số trường hợp hiếm hoi, sụn Gore-Tex có thể bị co rút nhẹ sau phẫu thuật, làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
Sụn Gore-Tex làm từ chất liệu sinh học, tương thích tốt với cơ thể, ít gây kích ứng.

5. Sụn Softxil

Đây là loại sụn tiên tiến từ Hàn Quốc, được FDA Hoa Kỳ kiểm định nghiêm ngặt về độ an toàn và hiệu quả. Sụn Softxil có thiết kế 2 lớp: lớp trên cứng giúp định hình dáng mũi cao thẳng, lớp dưới mềm mại bám sát, mang lại cảm giác tự nhiên và sự ổn định vượt trội.

Sụn Softxil

Sụn Softxil đã được kiểm định an toàn

Ưu điểm sụn Softxil Nhược điểm sụn Softxil
Sụn Softxil có độ bền và dẻo dai vượt trội, giúp dáng mũi ổn định lâu dài, không bị xô lệch, chảy xệ. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng vẫn có khả năng một số người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng với chất liệu của sụn Softxil.
Sụn Softxil có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, giúp bác sĩ dễ dàng tạo hình dáng mũi phù hợp với từng khuôn mặt và mong muốn của khách hàng.
Lớp dưới của sụn Softxil có độ bám dính cao, giúp sụn kết dính chặt chẽ với mô mũi, hạn chế tình trạng xô lệch.

6. Sụn Megaderm

Đây là loại sụn mũi cao cấp, thành phần cấu tạo được chiết xuất từ biểu bì của con người, xử lý bằng công nghệ AlloClean giúp tăng khả năng tương thích với cơ thể.

Sụn Megaderm là dòng sụn nâng mũi cao cấp

Sụn Megaderm là dòng sụn nâng mũi cao cấp

Ưu điểm sụn Megaderm Nhược điểm sụn Megaderm
Megaderm được tạo ra từ tế bào gốc của con người nên có độ tương thích rất cao, giảm thiểu nguy cơ đào thải và biến chứng. Do là vật liệu sinh học cao cấp và công nghệ sản xuất phức tạp, Megaderm có giá thành khá cao so với các loại sụn khác.
Megaderm giúp tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên, không cứng nhắc, mang lại vẻ đẹp hài hòa với khuôn mặt.
Megaderm có độ bền vững tốt, ít bị biến dạng theo thời gian, giúp duy trì dáng mũi lâu dài.

Bên cạnh sụn sinh học nhân tạo, các loại sụn tự thân dưới đây cũng được sử dụng phổ biến để nâng mũi:

– Sụn vách ngăn mũi: Lấy từ vách ngăn giữa mũi, tương thích cao và độ cứng vừa phải, dủ để dựng trụ mũi. Tuy nhiên, lượng sụn vách ngăn khá hạn chế nên không phù hợp cho các trường hợp cần nhiều sụn.

– Sụn vành tai: Có đặc tính mềm mại và dễ tạo hình, thường sử dụng để bọc đầu mũi, hạn chế bóng đỏ hoặc lộ sóng. Khi lấy sụn tai sẽ dễ ít để lại sẹo ở vị trí lấy sụn và khả năng phục hồi khá nhanh. Tuy nhiên, sụn vành tai không đủ cứng để dựng trụ mũi hoặc nâng sống, chỉ sử dụng để bọc đầu mũi nên tính ứng dụng không đa dạng.

Lấy sụn tai nâng mũi giúp hạn chế bóng đỏ, lộ sống

Sụn vành tai bọc đầu mũi, hạn chế bóng đỏ

– Sụn sườn: Lấy từ xương sườn số 6, 7 hoặc 8, thường ở phần xương sườn sụn. Sụn sườn có độ cứng cao, dễ tạo hình và phù hợp để nâng sống, dựng trụ mũi. Vì lượng sụn sườn dồi dào nên có thể dùng cho các ca chỉnh sửa phức tạp hoặc mũi hỏng nặng. Tuy nhiên, quá trình lấy sụn sườn đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao.

Nếu bạn đang phân vân về sụn nâng mũi nhân tạo và sụn tự thân thì dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Tiêu chí Sụn tự thân Sụn nhân tạo
Nguồn gốc Lấy từ chính cơ thể người (sụn tai, sụn sườn, vách ngăn) Sản xuất từ vật liệu sinh học nhân tạo
Độ tương thích Rất cao, gần như không gây đào thải Cao, ít gây dị ứng nhưng vẫn có thể xảy ra
Thời gian phẫu thuật Dài hơn do cần lấy sụn Ngắn hơn
Chi phí Cao hơn Thấp hơn
Nguy cơ biến chứng Thấp, chủ yếu là nhiễm trùng Có thể xảy ra biến chứng như: nhiễm trùng, dị ứng, đào thải
Ưu điểm Tự nhiên, bền vững, ít biến chứng Đa dạng hình dáng, thời gian phẫu thuật ngắn, chi phí thấp
Nhược điểm Thời gian phẫu thuật dài, có thêm vết mổ vùng lấy sụn Có thể gây dị ứng, biến dạng nhẹ theo thời gian

Mỗi loại sụn có đặc điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng mũi và nhu cầu thẩm mỹ. Để đạt kết quả tối ưu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn loại sụn phù hợp nhất!

Trả lời
guest
0 Góp ý
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
câu hỏi liên quan
1.

Nâng mũi sụn surgiform và megaderm loại nào tốt hơn

Nâng mũi sụn Surgiform hay nâng mũi bọc Megaderm tốt hơn? mình đang phân vân giữa hai phương pháp này

2.

Nâng mũi bọc sụn megaderm được bao lâu?

mình đang tính làm nâng mũi bọc sụn Megaderm nhưng không biết phương pháp này duy trì được bao lâu nhỉ, có bền không mọi người?

3.

Nâng mũi bọc sụn megaderm có tốt không

Nâng mũi bọc sụn Megaderm có tốt không nhỉ, có tránh được nguy cơ lộ sụn không? Mình đang định làm phương pháp này

4.

Ưu và nhược điểm của nâng mũi sụn sườn

Mũi em bị hỏng do phẫu thuật trước đó, bác sĩ khuyên dùng sụn sườn để tái cấu trúc lại mũi. Phương pháp này có đảm bảo an toàn không, và có ưu nhược điểm nào em nên cân nhắc không?

5.

Nâng mũi cấu trúc 4D là gì?

Nâng mũi cấu trúc 4D là gì vậy bác sĩ? mũi tôi khá thấp, đầu mũi to và cánh mũi hơi bành ra hai bên thì làm phương pháp này được không

6.

Nâng mũi uống nước dừa được không?

bác sĩ ơi nâng mũi xong uống được nước dừa không ạ? em nâng mũi được 4 ngày mà hôm qua lỡ uống, lo quá không biết có sao không

7.

Nâng mũi thường là gì? phù hợp với ai

bác sĩ ơi nâng mũi thường là gì? mũi e có nhiều khuyết điểm vừa tẹt vừa hếch thì có nâng mũi thường được không

8.

Nâng mũi phong thủy là như thế nào? có thực sự thay đổi tướng số không

nâng mũi phong thủy là nâng kiểu như thế nào vậy ạ? và nâng mũi có làm thay đổi tướng số của mình không bác sĩ

9.

Nâng mũi kiêng gì để giảm sưng và nhanh lành

sau nâng mũi nên kiêng gì ạ, mình mới làm mũi 3 ngày mà chưa biết có cần phải kiêng gì không, có kiêng ăn hải sản hay đồ nếp không

10.

Nâng mũi chỉ Hiko có an toàn không?

Nâng mũi bằng chỉ Hiko có an toàn không, phù hợp với người da mỏng không? mình đang lo da mũi mỏng quá bị biến chứng nên chưa dám làm

Bác sĩ được đánh giá nhiều nhất
chuyên gia thẩm mỹ mũi
Câu hỏi được xem nhiều nhất
Câu hỏi nhiều bình luận nhất
Call
Zalo
Bell Đặt lịch