Chào em,
Hiện nay có nhiều loại sụn sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng:
1. Sụn nâng mũi nhân tạo
– Sụn nâng mũi Silicon: Đây là loại sụn phổ biến và sử dụng lâu đời trong phẫu thuật nâng mũi. Silicone có độ bền cao, dễ dàng cắt gọt và có chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không phù hợp hoặc đặt sai kỹ thuật, có thể gây bóng đỏ hoặc lệch sụn.
– Sụn mũi Gore-Tex: Một loại sụn nhân tạo cao cấp hơn, mềm mại và có khả năng tích hợp tốt với mô cơ thể, giảm nguy cơ di lệch. Tuy nhiên, loại này ít được sử dụng hơn do chi phí cao và khó chỉnh sửa sau khi đặt.

Sụn Gore-Tex giảm nguy cơ di lệch
– Sụn nâng mũi MegaDerm: Đây là loại vật liệu sinh học được xử lý từ da người. MegaDerm có khả năng tương thích rất cao, mềm mại và phù hợp để bọc đầu mũi hoặc nâng sống. Do tạo từ vật liệu sinh học nên MegaDerm giúp hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sống mũi, hoặc kích ứng.
– Sụn nâng mũi Surgiform: Loại sụn này có cấu trúc xốp siêu nhỏ, giúp mô cơ thể dễ dàng bám vào, giảm nguy cơ di lệch và tương thích sinh học tốt. Loại sụn này mềm dẻo, tạo dáng tự nhiên hơn silicon và ít nguy cơ biến chứng lâu dài. Đây cũng là loại sụn được ưa chuộng nhất hiện nay.

Sụn nâng mũi Surgiform cao cấp
– Sụn mũi NanoForm: Vật liệu nhân tạo thế hệ mới làm từ ePTFE nhưng được thiết kế với cấu trúc nano siêu mịn. NanoForm có độ mềm mại cao, giúp dáng mũi tự nhiên hơn và giảm thiểu nguy cơ lộ sống hay bóng đỏ. Ngoài ra, NanoForm có khả năng bám chắc vào mô, hạn chế di lệch tốt hơn các loại sụn nhân tạo truyền thống.

Sụn nâng mũi có nhiều loại, mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng
2. Sụn tự thân
– Sụn vách ngăn: Lấy từ trong mũi, thường dùng để dựng trụ mũi. Đây là loại sụn tự thân tốt nhất vì có độ cứng vừa phải và ít bị tiêu sau phẫu thuật.
– Sụn sườn: Thường sử dụng trong các trường hợp mũi khó (mũi hỏng, mũi thấp bẩm sinh). Loại sụn này có độ chắc chắn cao nhưng quy trình lấy sụn phức tạp và có thể để lại sẹo nhỏ ở vùng lấy sụn sườn
– Sụn tai: Mềm hơn, chủ yếu dùng để bọc đầu mũi, giúp giảm nguy cơ bóng đỏ hoặc lộ sụn. Sẹo ở sau tai thường nhỏ và khó thấy.

Sụn tai nâng mũi giảm thiểu biến chứng bóng đỏ
Trong quá trình lấy sụn, bác sĩ áp dụng kỹ thuật gây mê hoặc gây tê cục bộ. Vì vậy. em sẽ không cảm thấy đau trong lúc phẫu thuật. Tuy nhiên khi thuốc tê/thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau nhẹ tại vùng lấy sụn (tai, ngực, mũi) nhưng sẽ giảm dần trong vài ngày với thuốc giảm đau và chăm sóc đúng cách.
Vết mổ lấy sụn (như sau tai hoặc ngực) thường rất nhỏ và được khâu thẩm mỹ, gần như không để lại sẹo rõ rệt. Nếu em chăm sóc tốt, sẹo thường dễ mờ dần theo thời gian.

Vết mổ lấy sụn thường rất nhỏ và được khâu thẩm mỹ
So sánh sụn nhân tạo với sụn tự thân trong nâng mũi:
Tiêu chí | Sụn tự thân | Sụn nhân tạo |
Nguồn gốc | Lấy từ chính cơ thể người (sụn tai, sụn sườn, vách ngăn) | Sản xuất từ vật liệu sinh học nhân tạo |
Độ tương thích | Tương thích tự nhiên, gần như không bị đào thải | Tương thích tốt (đặc biệt với Surgiform, NanoForm) |
Thời gian phẫu thuật | Dài hơn do cần lấy sụn | Ngắn hơn |
Nguy cơ biến chứng | Thấp, chủ yếu là nhiễm trùng | Có thể xảy ra biến chứng như: nhiễm trùng, dị ứng, đào thải |
Ưu điểm | – Tự nhiên, bền vững, ít biến chứng
– Tương thích sinh học cao, ít nguy cơ đào thải. – Tích hợp tốt với mô cơ thể, cho kết quả tự nhiên. |
– Đa dạng hình dáng, thời gian phẫu thuật ngắn, chi phí thấp
– Dễ tạo dáng, duy trì kết quả ổn định – Không cần lấy sụn từ cơ thể, tránh đau vùng lấy sụn. |
Nhược điểm | – Phẫu thuật phức tạp hơn, cần lấy sụn từ cơ thể. | – Có thể gây bóng đỏ, lộ sống nếu da mũi mỏng hoặc đặt sai. |
Em nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác tình trạng mũi và tư vấn loại sụn phù hợp. Mỗi người có cấu trúc mũi và nhu cầu khác nhau, vì vậy lựa chọn loại sụn nào sẽ dựa trên mong muốn và cơ địa.

-Gần 20 năm kinh nghiệm
-Hơn 10.000+ ca phẩu thuật hàm mặt

-Hơn 20 năm kinh nghiệm
-Hơn 10.000+ ca phẩu thuật thành công

-Hơn 10 năm kinh nghiệm
-Hơn 5.000 ca hàm mặt thành công
Đầu mũi to sau khi nâng mũi do nguyên nhân nào gây ra?
em mới nâng mũi 2 tuần mà thấy đầu mũi còn to có sao không? tại sao đầu mũi lại to sau khi nâng mũi?
Nâng mũi bằng chỉ nâng mũi hiko là như thế nào?
mình đang tính làm mũi nhưng muốn tham khảo nâng bằng chỉ, nghe nói có phương pháp nâng mũi chỉ hiko không biết như thế nào?
Xu hướng nâng mũi trung hoa là dáng mũi như thế nào?
em thấy trên mạng đang hot dáng mũi trung hoa mà không biết dáng mũi này như thế nào, liệu mặt ai thì hợp với dáng này ạ?
Nâng mũi ăn cá lóc được không? Chế độ ăn sau nâng mũi
Mình vừa nâng mũi được 5 ngày, mẹ bảo kiêng cá lóc vì sợ để lại sẹo. Không biết có đúng không hay chỉ là quan niệm dân gian thôi
Đầu mũi to sau khi nâng mũi do nguyên nhân nào gây ra?
em mới nâng mũi 2 tuần mà thấy đầu mũi còn to có sao không? tại sao đầu mũi lại to sau khi nâng mũi?
Nâng mũi bằng chỉ nâng mũi hiko là như thế nào?
mình đang tính làm mũi nhưng muốn tham khảo nâng bằng chỉ, nghe nói có phương pháp nâng mũi chỉ hiko không biết như thế nào?
Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc là gì?
sống mũi em hơi thấp và 2 bên cánh mũi không cân đối, em mới đi tư vấn ở một chỗ thì bác sĩ tư vấn em làm mũi cấu trúc. Bác sĩ cho em hỏi phương pháp này có ưu điểm gì không
Có nên cắt cánh mũi không? Những ai nên cắt cánh mũi
em thấy sống mũi khá cao nhưng còn hơi thô vì 2 bên cánh mũi bị bè, không biết có nên cắt cánh mũi cho nhỏ lại không ạ?
Nâng mũi vi phẫu là gì? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ
mình nghe nói đến kỹ thuật nâng mũi vi phẫu mà chưa hiểu lắm, giải thích giúp mình về phương pháp này với
Nâng mũi uống nước mía được không? cần lưu ý điều gì
Sau nâng mũi có thể uống nước mía để làm mát cơ thể được không? Em nghe nói nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không biết có phù hợp sau khi phẫu thuật không