bar
Trang chủ Hỏi đáp Thẩm mỹ Mũi Các loại sụn nâng mũi, nâng mũi tự thân có tốt hơn không
Chuyên mục

Các loại sụn nâng mũi, nâng mũi tự thân có tốt hơn không

June Zenda
June Zenda
Thẩm mỹ Mũi
Đã hỏi: 25/12/2024

có những loại sụn nâng mũi nào ạ? Em nghe nói sụn tự thân tốt hơn cho việc nâng mũi, nhưng liệu việc lấy sụn từ cơ thể có gây đau đớn hay để lại sẹo không

Chào em,

Hiện nay có nhiều loại sụn sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng:

1. Sụn nâng mũi nhân tạo

Sụn nâng mũi Silicon: Đây là loại sụn phổ biến và sử dụng lâu đời trong phẫu thuật nâng mũi. Silicone có độ bền cao, dễ dàng cắt gọt và có chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không phù hợp hoặc đặt sai kỹ thuật, có thể gây bóng đỏ hoặc lệch sụn.

Sụn mũi Gore-Tex: Một loại sụn nhân tạo cao cấp hơn, mềm mại và có khả năng tích hợp tốt với mô cơ thể, giảm nguy cơ di lệch. Tuy nhiên, loại này ít được sử dụng hơn do chi phí cao và khó chỉnh sửa sau khi đặt.

Sụn nâng mũi MegaDerm: Đây là loại vật liệu sinh học được xử lý từ da người. MegaDerm có khả năng tương thích rất cao, mềm mại và phù hợp để bọc đầu mũi hoặc nâng sống. Do tạo từ vật liệu sinh học nên MegaDerm giúp hạn chế tình trạng bóng đỏ, lộ sống mũi, hoặc kích ứng.

Sụn nâng mũi Surgiform: Loại sụn này có cấu trúc xốp siêu nhỏ, giúp mô cơ thể dễ dàng bám vào, giảm nguy cơ di lệch và tương thích sinh học tốt. Loại sụn này mềm dẻo, tạo dáng tự nhiên hơn silicon và ít nguy cơ biến chứng lâu dài. Đây cũng là loại sụn được ưa chuộng nhất hiện nay.

Sụn mũi NanoForm: Vật liệu nhân tạo thế hệ mới làm từ ePTFE nhưng được thiết kế với cấu trúc nano siêu mịn. NanoForm có độ mềm mại cao, giúp dáng mũi tự nhiên hơn và giảm thiểu nguy cơ lộ sống hay bóng đỏ. Ngoài ra, NanoForm có khả năng bám chắc vào mô, hạn chế di lệch tốt hơn các loại sụn nhân tạo truyền thống.

Sụn nâng mũi có đa dạng hình dáng

Sụn nâng mũi có nhiều loại, mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng

2. Sụn tự thân

Sụn vách ngăn: Lấy từ trong mũi, thường dùng để dựng trụ mũi. Đây là loại sụn tự thân tốt nhất vì có độ cứng vừa phải và ít bị tiêu sau phẫu thuật.

Sụn sườn: Thường sử dụng trong các trường hợp mũi khó (mũi hỏng, mũi thấp bẩm sinh). Loại sụn này có độ chắc chắn cao nhưng quy trình lấy sụn phức tạp và có thể để lại sẹo nhỏ ở vùng lấy sụn sườn

Sụn tai: Mềm hơn, chủ yếu dùng để bọc đầu mũi, giúp giảm nguy cơ bóng đỏ hoặc lộ sụn. Sẹo ở sau tai thường nhỏ và khó thấy.

Sụn tai nâng mũi giảm thiểu biến chứng bóng đỏ

Sụn tai nâng mũi giảm thiểu biến chứng bóng đỏ

Trong quá trình lấy sụn, bác sĩ áp dụng kỹ thuật gây mê hoặc gây tê cục bộ. Vì vậy. em sẽ không cảm thấy đau trong lúc phẫu thuật. Tuy nhiên khi thuốc tê/thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau nhẹ tại vùng lấy sụn (tai, ngực, mũi) nhưng sẽ giảm dần trong vài ngày với thuốc giảm đau và chăm sóc đúng cách.

Vết mổ lấy sụn (như sau tai hoặc ngực) thường rất nhỏ và được khâu thẩm mỹ, gần như không để lại sẹo rõ rệt. Nếu em chăm sóc tốt, sẹo thường dễ mờ dần theo thời gian.

So sánh sụn nhân tạo với sụn tự thân trong nâng mũi:

Tiêu chí Sụn tự thân Sụn nhân tạo
Nguồn gốc Lấy từ chính cơ thể người (sụn tai, sụn sườn, vách ngăn) Sản xuất từ vật liệu sinh học nhân tạo
Độ tương thích Tương thích tự nhiên, gần như không bị đào thải Tương thích tốt (đặc biệt với Surgiform, NanoForm)
Thời gian phẫu thuật Dài hơn do cần lấy sụn Ngắn hơn
Nguy cơ biến chứng Thấp, chủ yếu là nhiễm trùng Có thể xảy ra biến chứng như: nhiễm trùng, dị ứng, đào thải
Ưu điểm – Tự nhiên, bền vững, ít biến chứng

– Tương thích sinh học cao, ít nguy cơ đào thải.

– Tích hợp tốt với mô cơ thể, cho kết quả tự nhiên.

– Đa dạng hình dáng, thời gian phẫu thuật ngắn, chi phí thấp

– Dễ tạo dáng, duy trì kết quả ổn định

– Không cần lấy sụn từ cơ thể, tránh đau vùng lấy sụn.

Nhược điểm – Phẫu thuật phức tạp hơn, cần lấy sụn từ cơ thể. –  Có thể gây bóng đỏ, lộ sống nếu da mũi mỏng hoặc đặt sai.

Em nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác tình trạng mũi và tư vấn loại sụn phù hợp. Mỗi người có cấu trúc mũi và nhu cầu khác nhau, vì vậy lựa chọn loại sụn nào sẽ dựa trên mong muốn và cơ địa.

Trả lời
guest
0 Góp ý
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
câu hỏi liên quan
1.

Giá nâng mũi Kangnam có cao không

Em đang tính nâng mũi mà không biết cần khoảng bao nhiêu tiền, em cũng đang tham khảo làm tại Kangnam vì thấy nhiều người khen mà trông ảnh khách làm xong cũng tự nhiên nữa. Làm mũi ở đây giá thường rơi vào khoảng bao nhiêu tiền ạ

2.

Các dấu hiệu nâng mũi bị viêm? 5 dấu hiệu thường gặp nhất

Sau khi nâng mũi khoảng 2 tuần em thấy da quanh mũi bị đỏ và có cảm giác nóng, liệu có phải bị viêm không? các dấu hiệu nâng mũi bị viêm là gì vậy.

3.

Chi phí nâng mũi bao nhiêu? bảng giá chung của thị trường

Chi phí nâng mũi hiện tại giá khoảng bao nhiêu bác sĩ? mũi của em nâng cách đây 3 năm, nâng thường thôi nếu giờ em muốn làm mũi cấu trúc thì có đắt hơn không

4.

nâng mũi sau 1 tháng có được uống thuốc đông y không

Chào Bs! Tôi đã làm mũi ở bv Kangnam được 1 tháng( bọc đầu mũi bằng sụn tai + cắt cánh mũi). Cho tôi hỏi tôi có thể uống thuốc đông y được không? Có ảnh hưởng gì đến quá trình lành vết thương của tôi không. Và tôi có cần kiêng các món như thịt bò, hải sản, gà, tôm, xôi.. nữa không ạ? Xin cảm ơn bs

5.

Giá nâng mũi Kangnam có cao không

Em đang tính nâng mũi mà không biết cần khoảng bao nhiêu tiền, em cũng đang tham khảo làm tại Kangnam vì thấy nhiều người khen mà trông ảnh khách làm xong cũng tự nhiên nữa. Làm mũi ở đây giá thường rơi vào khoảng bao nhiêu tiền ạ

6.

Các dấu hiệu nâng mũi bị viêm? 5 dấu hiệu thường gặp nhất

Sau khi nâng mũi khoảng 2 tuần em thấy da quanh mũi bị đỏ và có cảm giác nóng, liệu có phải bị viêm không? các dấu hiệu nâng mũi bị viêm là gì vậy.

7.

Chi phí nâng mũi bao nhiêu? bảng giá chung của thị trường

Chi phí nâng mũi hiện tại giá khoảng bao nhiêu bác sĩ? mũi của em nâng cách đây 3 năm, nâng thường thôi nếu giờ em muốn làm mũi cấu trúc thì có đắt hơn không

8.

Giá thu gọn cánh mũi bao nhiêu? đã bao gồm các chi phí phát sinh chưa

Giá thu gọn cánh mũi khoảng bao nhiêu ạ và có bao gồm cả các khoản chi phí khác như thuốc men, thăm khám hậu phẫu không

9.

Giá sửa mũi có cao không? Các yếu tố khiến giá tăng cao

Em muốn sửa mũi để có chiếc mũi thon gọn hơn, giá sửa mũi có cao không? Liệu có sự khác biệt giá giữa các kiểu dáng mũi hay không?

10.

nâng mũi sau 1 tháng có được uống thuốc đông y không

Chào Bs! Tôi đã làm mũi ở bv Kangnam được 1 tháng( bọc đầu mũi bằng sụn tai + cắt cánh mũi). Cho tôi hỏi tôi có thể uống thuốc đông y được không? Có ảnh hưởng gì đến quá trình lành vết thương của tôi không. Và tôi có cần kiêng các món như thịt bò, hải sản, gà, tôm, xôi.. nữa không ạ? Xin cảm ơn bs

Bác sĩ được đánh giá nhiều nhất
chuyên gia thẩm mỹ mũi
Câu hỏi được xem nhiều nhất
Câu hỏi nhiều bình luận nhất
Call
Zalo
Bell Đặt lịch tư vấn